Quy định vận chuyển hàng hóa quan trọng – cập nhật mới nhất

Quy định về vận chuyển hàng hóa là điều lệ ắt hẳn đối với những ai đang cung cấp dịch vụ vận tải, vận chuyển hàng hóa đều phải biết, và nó cực kì quan trọng. Vậy mục đích của quy định này là gì? có bao nhiêu quy định đối với việc vận chuyển hàng háo đường bộ.

Quy định về vận chuyển hàng hóa là gì?

Quy định về vận chuyển hàng hóa là những điều lệ được đặt ra với chủ xe, hoặc người điểu khiển xe vận chuyển hàng hóa. Bản điều lệ này chỉ ra những quy tắc vận tải theo từng loại hình vận tải khác nhau sẽ có những quy định, điều lệ khác nhau để tăng cường công tác xây dựng và quản lý việc vận chuyển hàng hóa an toàn hơn.

Quy định về vận chuyển hàng hoá

Các quy định vận chuyển hàng hóa quan trong bạn cần biết

Dưới đây là một số các quy định quan trọng bạn cần biết, nếu như bạn không tuân thủ một trong các quy định dưới đây thì hậu quả bạn sẽ bị phạt khá nặng.

Quy định về giấy vận chuyển hàng hóa

Đối với những công ty tư nhân hoặc tổ chức, cung cấp dich vụ cho thuê xe vận chuyển hàng hóa phải tuân thủ quy định này.

  1. Quy định về giấy vận chuyển hàng hóa được chiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT 
  2. Giấy vận tải bao gồm các thông tin sau: tên đơn vị vận tải; tên đơn vị hoặc người thuê vận chuyển; hành trình (điểm khởi đầu, lộ trình, điểm kết thúc hành trình); số hợp đồng (nếu có), ngày tháng năm ký hợp đồng; loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe; thời gian nhận hàng, giao hàng và các nội dung khác có liên quan đến quá trình vận tải. Cự ly của hành trình hoạt động được xác định từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc của chuyến đi.
  3. Giấy vận tải do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải.
  4. Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng uỷ quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 28 của Thông tư này.”

Giấy vận tải là văn bản có tác dụng thể hiện các thông tin liên quan đến hoạt động vận tải hàng hóa bằng ô tô.

Quy định về kích thước hàng hóa xếp trên xe tải

Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét.

Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ ( Theo Khoản 2, Điều 19 của Thông tư nêu trên quy định ).

Quy định về thứ tự ưu tiên vận chuyển

  1. Doanh nghiệp thực hiện vận tải hàng hóa theo thứ tự ưu tiên sau đây:
  2. Hàng hóa vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  3. Hàng hóa không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này thì hàng hóa nhận trước được vận chuyển trước, hàng hóa nhận sau được vận chuyển sau.
  4. Hàng hóa cùng nhận được vào một thời điểm thì theo thứ tự sau:
  5. Hàng nguy hiểm; thi hài, hài cốt;
  6. Động vật sống, hàng mau hỏng, hàng nhanh giảm trọng lượng;
  7. Các loại hàng hóa khác không thuộc loại quy định trên do doanh nghiệp quy định.

Quy định về các nguyên tắc về thuê chở và nhận chở

Các đơn vị vận tải ô-tô (dưới đây gọi tắt là bên vận tải) và các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức, đoàn thể, tư nhân có hàng chuyên chở bằng ô-tô (dưới đây gọi tắt là chủ  hàng) có trách nhiệm chấp hành các nguyên tắc về thuê chở và nhận chở như sau:

  1. Thuê chở có thể thuê cả chuyến xe, thuê chở hàng lẻ hoặc thuê khoán chở từng khối lượng hàng nhất định.
  2. Hai bên phải trao đổi kế hoạch vận tải hàng năm, hàng quý, hàng tháng, theo đúng thể lệ hiện hành của Nhà nước.
  3. Sau khi Nhà nước đã duyệt và công bố chỉ tiêu kế hoạch vận tải, hai bên phải cùng nhau ký kết các loại hợp đồng vận tải theo đúng chế độ hợp đồng kinh tế hiện hành.
  4. Trước khi gửi hàng 48 tiếng đồng hồ, bên chủ hàng phải làm giấy xin xe, bên vận tải phải trả lời cho chủ hàng biết trước ngày, giờ đưa xe đến chở hàng.
  5. Đối với những loại hàng quý, không có giá trên thị trường, khi làm giấy gửi hàng bên chủ hàng phải khai giá. Giá hàng khai phải phù hợp với biểu giá hàng hoá của Nhà nước. Trường hợp hàng gửi không có trong biểu giá của Nhà nước thì giá khai do hai bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì do Hội đồng vật giá quyết định.
  6. Hàng gửi có khai giá phải trả thêm cước phí do thể lệ giá cước quy định.
  7. Nếu một bên là tư nhân thì hợp đồng vận tải phải được ký kết theo Chỉ thị 103-TTg ngày 18-3-1961 của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ tự: 
100