Bãi bỏ một số quy định về vận tải đường bộ quốc tế

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã ban hành Thông tư 05/2022 bãi bỏ một số quy định liên quan đến cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép của Thông tư về vận tải đường bộ quốc tế. Trong đó, bãi bỏ một số quy định tại Thông tư 29/2009 hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công (gồm Campuchia và Lào), cụ thể:

Bãi bỏ khoản 4 Điều 4 về quy định đối với phương tiện: Mỗi chuyến đi, phương tiện được phép ở lại lãnh thổ của nước đến không quá 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp có lý do chính đáng (như thiên tai, tai nạn, hỏng hóc không sửa chữa kịp) sẽ được gia hạn 1 lần với thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn xuất cảnh.

Bãi bỏ một số quy định về tải đường bộ quốc tế

Bãi bỏ Điều 6 về cấp phép vận tải đường bộ quốc tế cho doanh nghiệp, hợp tác xã.

Bãi bỏ Điều 7 về cấp Giấy phép vận tải đường bộ GMS cho phương tiện.

Ngoài ra, trong Thông tư 05/2022 cũng bỏ cụm từ “Mẫu ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này” tại khoản 2 Điều 4: “Ký hiệu phân biệt quốc gia của phương tiện: mỗi phương tiện tham gia giao thông qua lại biên giới ngoài biển số đăng ký theo quy định phải đặt sau xe (không đặt trùng với biển số) ký hiệu phân biệt quốc gia. Mẫu ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này”.

Cùng với đó, giữ nguyên quy định về phạm vi hoạt động của phương tiện: Phương tiện vận tải liên quốc gia được phép qua lại biên giới theo các cặp cửa khẩu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này; Phương tiện vận tải quá cảnh được phép vận chuyển theo các cặp cửa khẩu và tuyến quá cảnh được quy định tại Phụ lục II của Thông tư; Phương tiện không được phép vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách giữa hai điểm trong lãnh thổ của một bên ký kết.

Phương tiện khi qua lại biên giới phải có các giấy tờ có giá trị sử dụng quy định tại Phụ lục III của Thông tư và phải xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu. Trường hợp các giấy tờ nêu trên không in song ngữ (gồm Tiếng Việt và Tiếng Anh) phải kèm theo bản dịch Tiếng Anh do cơ quan phát hành loại giấy tờ đó cấp hoặc do cơ quan công chứng hợp pháp xác nhận.

Thứ tự: 
100