Theo Bộ Công Thương, Logistics là một trong những ngành đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Bên cạnh đó ngành Logistics còn là môi trường cạnh tranh và cũng là một trong những dịch vụ có rất nhiều tiềm năng mang lại giá trị cao, đặc biệt nhất là trong kỉ nguyên số.
Road Transport (Vận Tải Đường Bộ) là một trong những phương thức vận chuyển phổ biến hiện nay. Ngành Vận Tải Đường Bộ từ lâu đã được rất nhiều doanh nghiệp vận tải Việt Nam trực tiếp tham gia đầu tư. Bên cạnh đó họ còn cung cấp các dịch vụ vận chuyển trong và ngoài nước với các mức giá hợp lí, đóng góp phần nào đáng kể vào GDP của quốc gia.
Vậy Road Transport là gì và vì sao lại đóng góp phần nào quan trọng trong nền kinh tế quốc gia? bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc đến bạn.
Khái niệm Road Transport
- Road Transport (tức Vận Tải Đường Bộ) là hình thức vận tải phổ biến nhất trong các hình thức vận tải. Đây là quá trình vận chuyển đơn hàng từ nơi này đến nơi khác bởi các phương tiện di chuyển đường bộ như: xe tải, xe bồn, xe container, rơ moóc, xe ô tô, xe máy.…
- Road Transport không chỉ đóng một vai trò chủ lực trong việc vận chuyển hàng hóa nước lẫn các kiện hàng ngoài nước mà còn là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp khi muốn chuyển hàng trong phạm vi nội thành hoặc liên tỉnh Bắc-Nam.
- Dù Road Transport (VTĐB) đóng một phần rất quan trọng nhưng phương thức vận chuyển hàng hóa này cũng cần phối hợp với các phương thức vận tải khác như: đường hàng không, đường sắt, đường thủy… sẽ tạo nên loại hình vận tải đa phương thức và có thể mở rộng thị trường giao nhận ra khắp quốc tế.
Đặc điểm của phương tiện vận chuyển dùng trong Road Transport
- Vận chuyển đường bộ (Road Transport) được định nghĩa là quá trình sử dụng các loại xe vận chuyển đường bộ như: xe máy, ô tô, container, xe bồn… để vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay khách hàng.
- Lợi thế lớn nhất của việc vận chuyển đường bộ (Road Transport) đó chính là tính thích nghi được với mọi địa hình, đa dạng hình thức vận chuyển và có thể giúp được chủ hàng hóa lẫn người nhận hàng hóa chủ động được thời gian cũng như có thế biết được vị trí kiện hàng của mình đã đến đâu.
- Mặc dù không vận chuyển được nhiều hàng hóa như phương thức vận chuyển bằng đường thủy nhưng Road Transport sẽ là lựa chọn thích hợp vì nó rất linh hợp với các kiện hàng nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, hoạt động vận tải này cũng ít chịu tác động bởi các biến đổi đến từ ngoại cảnh khác.
- Dưới đây là bảng thông tin chi tiết về 4 loại phương tiện vận chuyển đường bộ (Road Transport) cơ bản cũng như được sử dụng nhiều nhất:
Các loại hàng hóa vận chuyển thông qua phương thức Road Transport
- Hàng hóa trong khi vận chuyển sẽ được chia ra rất nhiều loại, tùy theo tính đặc thù riêng mà lựa chọn phương thức phù hợp các loại hàng hóa để tránh gây thiệt hại tổn thất cho chủ hàng.
- Các mặt hàng vận chuyển thông qua phương thức Road Transport bao gồm:
- Hàng hóa thông thường: Đây là các mặt hàng tiêu dùng cơ bản hằng ngày đối với mỗi người như: đồ thời trang, các loại thức ăn chăn nuôi… Chúng là những mặt hàng có kích thước vừa phải, dễ đóng gói, vận chuyển
- Hàng dễ vỡ: Bao gồm các mặt hàng dễ gây vỡ hay đổ bể như: đồ thủy tinh, đồ điện tử, đồ sứ… Chính vì vậy khi vận chuyển cần cẩn thân trong khâu đóng gói, mua bảo hiểm hàng hóa để tránh việc hàng hóa sẽ bị hư hỏng trước khi đến tay khách hàng.
- Hàng đông lạnh: Thường là các sản phẩm đông lạnh, đồ ăn, những thức uống dễ bị ôi thiêu, hoa quả, vắc xin…
- Hàng rời: Gồm các mặt hàng có kích thước nhỏ, hàng đổ đóng và không cần đóng gói khi vận chuyển như: đá, muối, than, xăng, dầu… thường sẽ để trực tiếp lên xe để vận chuyển.
- Hàng quá cảnh: Thông thường sẽ là các mặt hàng của cá nhân, của một tổ chức vận chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam. Các lô hàng này khi được đáp xuống Việt Nam sẽ đến các điểm trung chuyển để lưu kho, tách lô, làm vài thủ tục hải quan mới đến được với tay người nhận.
- Hàng không chịu thuế: Gồm những mặt hàng thuộc trường hợp không phải nộp thuế giá trị gia tăng như vật nuôi, cây trồng, muối, thiết bị, vật tư nhập khẩu…